Bác sĩ Wade Brackenbury, Giám đốc phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC) cho biết, có khoảng 60% người làm văn phòng mắc các chứng bệnh liên quan đến đau cột sống như rối loạn cơ, xương, khớp, đau lưng, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm… do ngồi làm việc không đúng tư thế. Các căn bệnh về xương khớp cũng có dấu hiệu ngày càng gia tăng, và xuất hiện ngay từ những người trẻ ở độ tuổi 25 trở lên. Một phần nguyên nhân là sự phát triển của công nghệ hiện đại, công việc bận rộn với áp lực lớn, duy trì những thói quen xấu, ít hoạt động, … khiến đau cột sống nói chung và các bệnh lý liên quan nói riêng đang trở thành căn bệnh văn phòng phổ biến nhất hiện nay.
Bệnh đau lưng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, và đằng sau nó là “tiềm ẩn” của rất nhiều loại bệnh lý . Hãy cùng tìm hiểu về cách phòng ngừa và hỗ trợ bệnh đau cột sống ở dân văn phòng trong bài viết dưới đây
Cột sống và vai trò của cột sống
Cột sống là “trụ cột” vững chắc giúp nâng đỡ cơ thể đứng thẳng và kết nối các bộ phận khác của bộ xương lại với nhau như đầu, xương sườn, xương chậu, vai, cánh tay và chân. Bao gồm 33-35 đốt sống chồng lên nhau, được chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn có một chiều cong và cấu tạo riêng thích hợp với chức năng của từng đoạn đó.
- Đốt sống cổ gồm 7 đốt, cong lồi ra phía trước
- Đốt sống ngực có 12 đốt cong lồi ra sau
- Đốt sống thắt lưng có 5 đốt, cong lồi ra trước
- Đốt sống cùng có 5 đốt dính liền với nhau tạo thành xương cùng, cong lồi ra sau
- Đốt sống cụt gồm 4-6 đốt sống cuối cùng dính với nhau tạo thành xương cụt.
Hình dạng và các phân đoạn cột sống
Cột sống tham gia vào hầu hết các hoạt động linh hoạt của con người và chịu áp lực rất lớn từ trọng lực của cơ thể cũng như những tổn thương từ các hoạt động sống. Ngoài ra, nó còn là nơi chứa đựng rất nhiều dây thần kinh điều khiến các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
Cột sống không phải là một đường thẳng mà nó có độ cong tự nhiên như hình chữ S khi nhìn nghiêng, nhờ hình dáng đó giúp cơ thể giữ tư thế thẳng đứng và giữ thăng bằng khi di chuyển cũng như hoạt động. Đồng thời có tác dụng giảm xóc, bảo vệ các đốt sống khỏi tình trạng gãy xương.
Bệnh lý và nguyên nhân của đau cột sống
Đau cột sống gây ra đau đớn, nhức mỏi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm khả năng hoạt động và dẫn đến nhiều bệnh lý khá đa dạng. Tình trạng ban đầu thường thấy nhất ở giới văn phòng là đau mỏi vai gáy, đau vùng thắt lưng, cứng khớp. Lâu dài nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp, cong vẹo, chấn thương cột sống, căng cơ, …
Nhân viên văn phòng thường mắc các bệnh lý về đau cột sống
Chính những đặc thù công việc của giới văn phòng càng làm tăng gánh nặng cho cột sống và khiến tình trạng bệnh ngày càng xấu đi. Một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:
Tư thế làm việc: Ngồi sai lệch lâu ngày khiến lưng gù, cột sống cong vẹo, thoát vị đĩa đệm và tình trạng đau lưng dưới lẫn đau cổ vai gáy.
- Ngồi quá nhiều: Dành nhiều thời gian ngồi làm việc trong nhiều giờ khiến toàn bộ trọng lực cơ thể dồn vào phần hông, mông. Khi đó, cột sống sẽ phải làm nhiệm vụ chống đỡ, giữ cho lưng được thẳng, nếu tình trạng này kéo dài lưng trở nên “quá tải” gây đau nhức ở vùng cột sống thắt lưng.
- Dùng điện thoại: Cúi mặt vào màn hình điện thoại lâu cũng khiến bạn bị gù lưng, đau lưng và đau mỏi vai gáy đấy.
Lối sống thụ động: Công việc văn phòng bận rộn khiến nhiều người lười vận động, dành nhiều thời gian để ngủ. Do vậy, không chỉ cột sống, các khớp xương trong cơ thể cũng rơi vào tình trạng suy yếu, thiếu trơn tru và dễ bị tổn thương dưới một tác động nhỏ. - Ngủ không đúng tư thế: Vì không được trang bị phòng ngủ tại công ty, nhiều người có thói quen nằm dài trên bàn hoặc ngủ trên ghế khiến hình dạng cột sống thay đổi, máu lưu thông không đều,…
- Béo phì, thừa cân: Tình trạng béo phì và thừa cân cũng dễ bắt gặp ở giới văn phòng. Khi trong lượng cơ thể càng nặng, vùng cột sống sẽ bị đè nén và chịu áp lực càng lớn khiến cho vùng xương cột sống có nguy cơ bị bào mòn cao.
- Chế độ ăn uống thiếu canxi: Công việc bận rộn khiến nhiều người không kịp chuẩn bị bữa ăn sáng và trưa đầy đủ, thậm chí là bữa tối. Điều này khiến cho cơ thể bị thiếu hụt các chất cần thiết, nhất là canxi. Dẫn đến các khớp xương sẽ trở nên xơ yếu và thoái hóa dần.
- Giày cao gót: Khi đi giày cao gót, cơ thể đẩy trọng tâm về phía trước làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Về lâu dài sẽ dẫn tới hiện tượng đau lưng, nghiêm trong hơn sẽ khiến cột sống và khớp gối yếu, nhanh lão hóa, gây đau nhức, vẹo cột sống…
- Căng thẳng kéo dài: Khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức trong thời gian dài sẽ dẫn đến căng cơ, gây đau và co thắt vùng cổ, vai và thắt lưng. Những tác động từ căng cơ sẽ ảnh hưởng xấu đến cột sống và khiến bạn dễ bị thoái hóa cột sống.
- Trọng lực cơ thể: Hàng ngày, hàng giờ cơ thể chúng ta chịu tác động của lực hấp dẫn trái đất. Lực kéo xuống liên tục của lực hấp dẫn tác động đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, trong đó đáng chú ý nhất là hiệu ứng nén cột sống, lâu dần sẽ làm thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm nếu không được chăm sóc tốt. Áp lực của trọng lực nên phần khung xương và xương sống sẽ gia tăng nên việc ngồi và đi đứng quá nhiều.
Để tránh bị đau cột sống và các bệnh lý về sau, bạn cần lưu ý tư thế ngồi làm việc phù hợp (ngồi thẳng, đầu gối vuông góc); nên chọn loại ghế ngồi êm, vừa tầm với cơ thể; hãy vận động cơ thể khoảng 5-10 phút sau vài giờ làm việc; mang giày thoải mái và có đề thấp; tránh mang vác đồ quá nặng; giảm cân nặng nếu thừa cân; chọn ngủ phẳng tại các loại nệm có độ cứng vừa phải (dày khoảng 3-5cm). Đặc biệt chú ý duy trì thói quen tập thể dụng sau ngày làm việc với các động tác trong bài tập vận động cột sống cổ để tăng khả năng chịu đựng, tăng sức dẻo dai của hệ thống gân cơ, dây chằng quanh cột sống.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau cột sống với ghế massage OGAWA
Ngoài những cách phòng ngừa và điều trị đau cột sống từ việc khắc phục các nguyên nhân trên, bạn có thể sử dụng các phương pháp massage tại nhà với ghế massage OGAWA giúp giảm đau nhanh chóng.
Ghế massage OGAWA giúp phòng ngừa và hỗ trợ đau cột sống
Phương pháp massage không trọng lực có sẵn trong ghế massage sẽ đặt bạn vào vị trí hoàn hảo mà tại đó các áp lực lên cơ thể nhỏ nhất, đặc biệt là phần cột sống và lưng. Cũng ở tư thế này sẽ giúp cho phần cơ bắp và xương cột sống được thư giãn tối đa; giải phóng đi những căng thẳng gây căng cơ vùng thắt lưng, cổ, vai, hông; giúp giảm áp lực lên tim, tăng tuần hoàn lưu thông máu tốt hơn, từ đó cung cấp đủ dinh dưỡng bổ sung cho các vùng xương khớp.
Những con lăn silicon 4D có hỗ trợ cảm biến quang học giúp quá trình “quét cơ thể” diễn ra nhanh chóng, chẩn đoán chính xác về kích thước cũng như cấu trúc của từng đốt xương sống. Từ đó đưa ra các mức độ massage phù hợp, không gây áp lực mạnh làm tổn thương cột sống. Các túi khí 3D phân bổ từ cổ đến hông với độ giãn nở phù hợp với độ cong vốn có của xương sống từ những kết quả mà cảm biến quang học đưa ra. Chúng có tác động giúp uốn nắn nhẹ nhàng, đưa dáng xương sống vào tư thế chuẩn, tránh cong vẹo.
Các kỹ thuật massage tùy chỉnh và liệu trình massage tự động sẽ đưa ra những mức độ phù hợp tác động vào phần lưng, vai gáy, eo, hông,… giúp xoa dịu và đánh bay đi cơn đau nhức một cách hiệu quả. Đặc biệt là phương pháp bấm huyệt giúp khai thông các huyệt đạo ở vùng lưng, từ đó cơ thể cảm nhận được sự sảng khoái, nhẹ nhóm.
Chỉ với 25 phút thư giãn với ghế massage OGAWA, bạn đã phòng ngừa và có phương pháp điều trị tốt tình trạng đau cột sống sau ngày làm việc căng thẳng.