Tiến sĩ Dược sĩ Thomas Nguyễn – Hiện là Founder/CEO của Dayton Pharma và Medofa.com. Ông đã đạt được nhiều thành công trong công cuộc cải cách ngành dược và mở ra nền tảng cho sàn thương mại điện tử cung cấp trực tuyến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người tại Việt Nam. Với hành trình từ đất Mỹ đến Việt Nam gây dựng nên những thành công như ngày hôm nay, Ông Thomas đã không ngừng nỗ lực với những mục tiêu, vượt qua những thăng trầm trong sự nghiệp, đánh đổi để theo đuổi đam mê khởi nghiệp. Hãy cùng OGAWA tìm hiểu rõ hơn về Ông và những chia sẻ quý báu qua bài viết dưới đây.
Những chia sẻ trên chặng đường xây dựng sự nghiệp
Khi tôi quyết định đến Việt Nam lập nghiệp từ 8 năm trước, tôi biết con đường tôi chọn lựa không hề bằng phẳng. Tôi cũng đã trải nghiệm những thành công và thất bại rất nhiều, có nhưng bài học thương đau. Nhưng nó không khiến tôi bỏ cuộc vì tôi hiểu được mình không có chỗ dựa ở một đất nước xa lạ này, do đó mình phải tự phấn đấu nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn để có thể đi đến mục tiêu.
Tiến sĩ Dược sĩ Thomas Nguyễn – Hiện là Founder/CEO của Dayton Pharma và Medofa.com.
Nếu bạn đang nhìn thấy những sự thành công của tôi vào hiện tại nhưng đằng sau đó là những thăng trầm và những vấp ngã mà tôi đã trải qua mới có được như ngày hôm nay. Những khi tôi giành được những thắng lợi đầu tiên nhưng cũng không thể quên cái thất bại mà mình đã trải qua. Vì những lúc mình thất bại, thua cuộc thì đó chỉ là tạm thời chứ không phải cái thua suốt đời. Mình phải biết cách nhìn nhận lại vấn đề, coi nó là một bài học cho bản thân, quyết tâm với mục tiêu mình muốn đạt là cái gì và tập trung hết mình vào nó.
Tại Việt Nam, tôi đã có được những kinh nghiệm quý báu mà tôi nghĩ nếu tôi vẫn ở Mỹ thì sẽ không bao giờ trải nghiệm qua. Được tiếp xúc với một nền văn hoá hoàn toàn mới với những quy tắc ứng xử; yêu cầu tôi cần phải học hỏi, lắng nghe để có thể thích ứng kịp với thị trường này. Và một điều tôi nhận định được là không thể nào hấp tấp đem những gì tôi học được ở đất Mỹ về Việt Nam để áp dụng ngay và luôn, mà không xem xét đến các khía cạnh con người – công nghệ – luật pháp. Đó sẽ là một sự sai lầm dễ đưa đến kết cục thất bại to lớn. Do đó, tôi đã từng bước tiếp cận bằng việc tìm hiểu rõ thị trường và dần dần điều chỉnh các chiến lược và cách vận hành cho phù hợp.
Định hướng và kim chỉ nam trong sự nghiệp
Tôi có thể dùng 2 tính từ có thể mô chính xác về bản thân trong chặng đường mà tôi đã đi qua, chính là kiên nhẫn và tập trung.
Xuất thân bắt đầu từ dân công nghệ với 7 năm theo đuổi, đến năm 2007- 2008 khi sự suy thoái kinh tế Mỹ diễn ra, lúc đó dường như tôi đã mất đi phương hướng và nhận ra rằng ngành IT không phải là giấc mơ mà tôi muốn theo đuổi. Do đó tôi đã có một quyết định táo bạo khi chuyển qua ngành Dược – một ngành học khác xa hoàn toàn với ngành học trước đó. Sự chuyển hướng này sẽ gian nan và khó khăn hơn rất nhiều nhưng vì đó là con đường tôi đã chọn và tôi cần phải vượt qua để chứng minh đó là quyết định đúng đắn. Điều này khiến tôi tiếp tục kiên nhẫn theo đuổi nó, bắt đầu học tập và bồi đắp dần vốn kiến thức của mình. Và khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp tại “nơi đất khách quê người”, tôi lại bắt đầu kiên trì học hỏi và thích ứng dần với thị trường – nơi tôi sẽ gây dựng sự nghiệp.
Kiên trì và tập trung vào những mục tiêu mà mình đang theo đuổi.
Với tính từ tập trung – đó là mô tả chính xác định hướng mà tôi theo đuổi. Phải tập trung 100% chí lực vào những mục tiêu mà tôi đề ra, để tạo động lực loại bỏ những rào cản trên con đường đã chọn. Tôi sớm hiểu được rằng thành công không phải một sớm 1 chiều là có thể có được, mà nếu đã có được thì việc giữ nó lại càng khó hơn. Do đó cần tập trung mới có thể ổn định được định hướng mục tiêu và theo đuổi nó.
Có một câu nói mà tôi tâm đắc nhất: “If you want to make everyone happy, don’t be leader. Sell ice cream.” – của Steve Job (tạm dịch: Nếu bạn muốn làm cho tất cả mọi người hạnh phúc, đừng làm lãnh đạo, hãy đi bán kem”. Nếu đã là một người lãnh đạo, tôi cũng đã từng phải đưa ra những quyết định vô cùng khó khăn, không thể nào chiều lòng hết tất cả mọi người. Nhưng đó sẽ là quyết định tốt nhất để có thể tạo sự phát triển của công ty và bảo vệ hết sức quyền lợi của nhân viên.
Định hướng phát triển thích ứng với “thị trường mùa dịch”
Các tác động của đại dịch đã lan rộng đến toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh nhưng đây cũng là cơ hội để nắm bắt, đón đầu với những sự chuyển biến mới.
Tuy ngành y tế đang là một trong những ngành đang rất nổi bật nhưng lại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các chính sách của nhà nước, các chỉ thị giãn cách xã hội và những lo ngại của người dẫn trong việc tích trữ thuốc men,… Do đó những nhiệm vụ và công việc của tôi phải chịu áp lực lớn hơn bao giờ hết. Làm sao để đẩy mạnh nguồn cung cấp dược phẩm và thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên nhưng phải đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty.
Trong 2 năm đại dịch vừa qua tôi đã có những bài học đầu tiên về những ứng phó trong tình trạng này. Bài học về chữ “NGỜ” là bài học lớn nhất, bởi không một cá nhân hay doanh nghiệp nào có thể ngờ rằng dịch bệnh lại có tác động sâu sắc hay thời gian dịch bệnh lại dài như vậy. Do đó tôi rút ra được bài học kinh nghiệm là phải bỏ qua tính chủ quan, luôn phải trong tình trạng sẵn sàng chiến đầu, không dừng lại để chờ đợi mà hãy biến thách thức thành cơ hội để phát triển.
Có những định hướng sâu hơn, đổi chiến lược để thích ứng kịp thời và chuẩn bị nguồn vốn dự trữ trong trường hợp khẩn cấp. Luôn tập trung vào những mục tiêu mình đề ra để tìm ra được hướng đi đúng. Quan tâm đến 6 yếu tố thiết yếu: lực lượng lao động, vận hành & chuỗi cung ứng, Quản lý khủng hoảng, tài chính & dòng tiền, chiến lược kinh doanh, chi phí vận hành.
Phải tìm cách giải quyết tốt nhất để bảo vệ được quyền lợi nhân viên và sự phát triển của công ty, phải cắt giảm những thứ không cần thiết, tái cơ cấu lại bộ máy để nó vận hành được trơn tru hơn. Truyền đạt những nguồn cảm hứng đầy năng lượng và phát huy tinh thần đoàn kết đến đại bộ phận nhân viên, cùng nhau vượt vượt qua những khó khăn hiện tại, tối ưu hóa nguồn lao động.
Đôi khi tôi phải đưa ra những quyết định mà bản thân các founder khác khó có thể đưa ra như cắt giảm lương thưởng, loại bớt nhân sự, giảm chi phí vận hành,… Nhưng tôi nhận định rằng đó chỉ là quyết định tạm thời trong tình huống cấp bách hiện này, sẽ có những định hướng mới cho lộ trình xa hơn để tăng tốc, lấy lại những gì đã mất và tìm kiếm thêm những cơ hội mới.
Hướng tới mục tiêu “tăng tốc” phát triển sau mùa dịch
Sau hoàn cảnh khó khăn này, cần có một “cú bẻ lái” để chinh phục lại thị trường và đưa công ty vượt qua những trở ngại mà dịch bệnh COVID mang tới. Đừng ngồi yên để chờ đợi khó khăn đi qua vì điều đó là sự chờ đợi vô nghĩa và mông lung, thay vào đó hãy thử tự tìm những cách thay đổi, cách tiếp cận mới để đưa công ty thoát khỏi vùng nguy hiểm và vươn lên.
Mục tiêu hiện tại của tôi là cần phải tập trung vào chiến lược tái định vị, bao gồm cả tái cơ cấu lại mô hình và chấn chỉnh lại công ty. Nhấn mạnh tập trung vào việc tối ưu hóa năng suất của nguồn lao động hiện có, cắt bỏ những chi phí không cần thiết như thỏa thuận giảm chi phí mặt bằng, cắt giảm lương thưởng và nguồn nhân lực không hiệu quả để tiếp tục cho hành trình đưa “con tàu ra khơi”. Xem xét những sản phẩm nào thật sự có thể đem đến lợi nhuận cho công ty thì tập trung phát triển và tạm ngưng hoặc hạn chế các sản phẩm kém lợi nhuận.
Tập trung và xác định lại mục tiêu, thay đổi cái tư duy vốn có của bản thân. Sẽ tiếp tục triệt để tận dụng các mạng xã hội và kênh thương mại điện tử để kết nối với các nhà cung cấp, đối tác phân phối, khách hàng. Duy trì và đẩy mạnh chuỗi cung cầu luôn được xuyên suốt.
Và một lời khuyên mà tôi rút ra được là hãy nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn bao quát để có cách phán đoán toàn diện. Đừng để mình để mình lẫn vào trong những nạn nhân mà “cơn bão” gây ra và chìa cánh tay để chờ đợi sự chờ giúp. Bởi vì không biết đến bao giờ mới tới lượt bạn hay trong lúc đó bạn đã “chết” vì những thương tích do cơn bão gây ra đang dần ăn sâu vào.
Ý kiến của Ông về các tác động của giãn cách xã hội đến sức khỏe con người
Khi chúng ta bị giới hạn những hoạt động sinh hoạt trong một không gian cố định suốt một khoảng thời gian dài sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi và stress nặng. Đặc biệt là tình trạng tăng xông máu (hay còn gọi là cao huyết áp) do thiếu hụt vận động thể chất, ăn uống không lành mạnh gây ra tác động xấu cho cơ thể.
Những điều này có ảnh hưởng ít nhiều đến nồng độ SpO2 và lưu thông máu, trong đó chỉ số Spo2 (mức oxy trong máu) là một dấu hiệu chỉ ra tình trạng bệnh về đường hô hấp. Và dịch bệnh COVID-19 là căn bệnh hô hấp nguy hiểm trong thời điểm này, do đó chúng ta cần theo dõi SpO2 thường xuyên hơn.
Một điều nữa chúng ta không thể bỏ qua đó là sức đề kháng của cơ thể cũng dễ bị yếu đi. Nguyên nhân bắt nguồn từ những lo âu và bức bối, áp lực trong cuộc sống, thiếu đi các vận động thể chất cần thiết. Nếu về lâu về dài sẽ khiến cơ thể dần yếu đi và dễ mắc phải các loại bệnh từ virus, vi khuẩn, nấm,…
Riêng tôi, ngoài chế độ ăn uống trong khẩu phần ăn hàng ngày, tôi có những quan tâm nhiều hơn về các giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt tại nhà. Khi tôi tìm kiếm và được tiếp nhận các thông tin về sản phẩm của OGAWA trên trang website, tôi thấy đây là sản phẩm rất phù hợp với nhu cầu của tôi trong khoảng thời giãn cách, ít được hoạt động cơ thể này. Đặc biệt tôi chú ý đến chức năng Scan Body có thể đáp ứng nhu cầu massage chuẩn xác và phù hợp thể trạng của mỗi thành viên trong gia đình của tôi. Có một báo cáo nghiên cứu mà các nhân viên OGAWA tư vấn cho tôi thấy được những hiệu quả chứng thực về cải thiện lưu thông máu rất tốt mà dòng ghế massage Drive Master AI mang lại.
Ghế massage Master Drive AI- Tích hợp công nghệ GSR giúp đo lường và cải thiện chỉ số SpO2 trong máu.
Có thể đánh giá được dòng ghế này có sự khác biệt so với những sản phẩm massage mà tôi đã từng tìm hiểu qua, và nó phù hợp với những yêu cầu mà tôi cần ở một thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà như: có thể chức năng theo dõi được tình trạng sức khỏe, có sự điều chỉnh tự động để phù hợp với từng cơ thể, cải thiện được thể trạng sức khỏe,…